Soạn bài lớp 10
-
Tổng quan văn học Việt Nam
-
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
-
Khái quát văn học dân gian Việt Nam
-
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
-
Văn bản
-
Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học)
-
Chiến thắng Mtao-Mxây
-
Văn bản (Tiếp theo)
-
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
-
Lập dàn ý bài văn tự sự
-
Uy-Lít-Xơ trở về
-
Ra-Ma buộc tội
-
Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự
-
Tấm Cám
-
Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
-
Tam đại con gà
-
Nhưng nó phải bằng hai mày
-
Viết bài tập làm văn số 2: Văn tự sự
-
Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa
-
Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
-
Ca dao hài hước
-
Lời tiễn dặn
-
Luyện viết đoạn văn tự sự
-
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
-
Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
-
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
-
Tỏ lòng (Thuật hoài)
-
Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
-
Viết bài làm văn số 3: Văn tự sự
-
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo)
-
Nhàn
-
ĐỌC "TIỂU THANH KÍ"
-
Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ
-
Vận nước
-
Cáo bệnh, bảo mọi người
-
Hứng trở về
-
Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
-
Cảm xúc mùa thu
-
Trình bày về một vấn đề
-
Lập kế hoạch cá nhân
-
Thơ Hai-kư của Ba-sô
-
Lầu Hoàng Hạc
-
Nỗi oan của người phòng khuê
-
Khe chim kêu
-
Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
-
Lập dàn ý bài văn thuyết minh
-
Phú sông Bạch Đằng
-
Đại cáo bình Ngô - Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi
-
Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh
-
Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm
-
Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh
-
Trích diễm thi tập
-
Hiền tài là nguyên khí quốc gia
-
Khái quát lịch sử tiếng Việt
-
Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
-
Thái sư Trần Thủ Độ
-
Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh
-
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
-
Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
-
Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
-
Tóm tắt văn bản thuyết minh
-
Hồi trống Cổ Thành
-
Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
-
Viết bài làm văn số 6: Văn thuyết minh văn học
-
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
-
Lập dàn ý bài văn nghị luận
-
Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả
-
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-
Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên
-
Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình
-
Lập luận trong văn nghị luận
-
Chí khí anh hùng
-
Thề nguyền (trích Truyện Kiều)
-
Văn bản văn học
-
Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối
-
Nội dung và hình thức của văn bản văn học
-
Các thao tác nghị luận
-
Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận
-
Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
-
Viết quảng cáo
Nhập vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám
Danh mục: Soạn văn
Đề bài: Nhập vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám Bài làm Sau bao nhiêu biến cố, cuối cùng ta cũng đã được trở về bình yên bên nhà vua. Có điều ta không còn là cô Tấm yếu đuối như ngày nào để mẹ con Cám hãm hại nữa. Ta đã rõ những việc họ làm trong suốt thời gian qua. Nhưng dù sao dì cũng là người đã cưu mang ta trong những tháng ngày không còn cha bên cạnh. Ta chết đi sống lại nhiều lần, nay được bình yên rồi, ai cũng bảo mẹ con họ ...
Đề bài:
Bài làm
Sau bao nhiêu biến cố, cuối cùng ta cũng đã được trở về bình yên bên nhà vua. Có điều ta không còn là cô Tấm yếu đuối như ngày nào để mẹ con Cám hãm hại nữa. Ta đã rõ những việc họ làm trong suốt thời gian qua. Nhưng dù sao dì cũng là người đã cưu mang ta trong những tháng ngày không còn cha bên cạnh. Ta chết đi sống lại nhiều lần, nay được bình yên rồi, ai cũng bảo mẹ con họ đáng tội chết, nhưng thôi ta sẽ cho họ một cơ hội cuối cùng để làm lại từ đầu.
Ta và Cám vốn dĩ là chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ ta mất sớm, cha lấy dì nhưng không lâu sau cha cũng mất. Ta ở với dì và em Cám. Cảnh sống mẹ ghẻ con chồng khó tránh khỏi những lúc xô xát. Hơn nữa dì lại là người có tiếng ác độc, ích kỷ và tham lam. Nhưng ta biết đi đâu về đâu khi chỉ có một thân một mình yếu đuối? Cuộc đời cơ cực và tuổi thơ nghiệt ngã cứ thế trôi đi trong căn nhà nhỏ với người dì độc ác và cô em chanh chua, đanh đá.
Ta đâu ngại ngùng thức khuya dậy sớm, quét dọn, cơm nước, giặt giũ, chăn bò chăn lợn… nhưng những gì ta nhận được vẫn chỉ là sự khinh ghét của hai mẹ con Cám. Một lần dì đưa ra cuộc thi bắt cá. Ai bắt được đầy giỏ trước sẽ được thưởng một chiếc yếm đỏ. Nhìn thích lắm. Ta đã lặn lội bắt nhanh cho được nhiều, nhưng không ngờ lại bị Cám lừa lấy đem về giành giải. Trong lúc buồn rầu và tủi thân, ta chỉ biết gục đầu xuống khóc. Đúng lúc đó, một ông cụ râu tóc bạc phơ với khuôn mặt hiền từ hiện lên giúp đỡ ta. Ông chính là ông Bụt mà ta vẫn thầm cầu nguyện trong mỗi đêm. Đúng như lời ông, trong giỏ còn một con cá Bống nho nhỏ. Ta đem về thả xuống giếng nuôi và hằng ngày cho ăn đúng như lời Bụt dặn. Nhưng rồi một hôm, khi đi chăn bò về, ta mang cơm ra cho Bống như thường lệ, chẳng thấy Bống đâu, ta giật mình khi thấy một cục máu nổi lên. Hóa ra mẹ con Cám đã lừa ta để ở nhà làm giết thịt Bống ăn. Họ thật nhẫn tâm, một con bống nhỏ bé cũng không tha. Mất Bống, ta hụt hẫng vô cùng, Bụt lại hiện lên bảo ta đem tìm xương Bống bỏ vào bốn chiếc lọ chôn xuống bốn chân giường. Dù không hiểu ý Người, nhưng ta cũng ngoan ngoãn làm theo.
Một ngày nọ, Vua mở hội kén vợ. Tất nhiên ta cũng muốn đi. Dù sao đi nữa, ta cũng đủ điều kiện dự tuyển mà, cứ miễn là con gái chưa chồng. Nhưng mẹ con Cám đã lấy hết quần áo đẹp, lại còn bắt ta phải nhặt hết một đống thóc và lúa lẫn lộn nhau. Làm vậy khác nào là không cho ta đi dự hội nữa. May mắn, Bụt lại hiện lên sai đàn chim sẻ đến giúp đỡ. Chỉ trong nháy mắt chúng đã hoàn thành công việc mà dì giao. Gạo và thóc được nhặt riêng rẽ nhau thành hai đống. Xong xuôi, ta tìm quần áo mãi mà chẳng còn cái nào lành lặn nói chi đến việc mặc đẹp. Bụt lại hiện lại bảo ta hãy đào bốn cái lọ xương Bống đã chôn ở bốn chân giường lên. Chao ôi, toàn quần áo đẹp lộng lẫy. Đôi hài thật xinh xắn. Lại thêm chú ngựa và chiếc kiệu quyền quý nữa. Chẳng khác nào đồ dành cho nàng công chúa. Thật kỳ diệu. Sửa soạn xong, ta bước lên kiệu đi dự hội. Hẳn là đêm nay sẽ đông vui lắm. Ta sung sướng và hớn hở. Nhưng ngựa đi nhanh quá, đến chỗ lội, ta vô tình làm rơi mất một chiếc giày và không kịp nhặt. Tới hội, ta đành lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người. Không khí lễ hội thật náo nhiệt. Ai nấy đều ăn mặc rất đẹp đẽ, xinh xắn.
Đang mải mê ngắm nghía khung cảnh tráng lệ, đột nhiên, vua ra lệnh cho mọi người tập trung thử một chiếc giày mà người vừa nhặt được ở chỗ lội. Ai đi vừa sẽ được làm vợ vua. Mọi người đều thi nhau thử. Mẹ con Cám cũng thử vì biết đâu đi vừa sẽ được làm Hoàng Hậu. Nhưng không ai đi vừa. Đến lượt ta, tất nhiên chiếc giày vừa vặn, ta rút ra một chiếc còn lại. Lập tức ta được vua rước vào cung trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám.
Cuộc sống trong cung dù vui sướng, đầy đủ, người hầu kẻ hạ chẳng thiếu thốn thứ gì nhưng ngày giỗ cha làm sao ta quên được. Nhưng không ngờ mẹ con Cám lại nhân dịp này để hãm hại ta. Ta vừa trèo lên cây cau hái cau xuống thắp hương cho cha thì mẹ con họ ở dưới chặt cây khiến ta ngã xuống ao mà chết. Mục đích để Cám vào cung làm vợ vua thay ta. Nhưng họ không ngờ Bụt đã cho ta biến thành chim vàng anh để ngày ngày được ở bên cạnh vua. Dù không nhận ra ta nhưng có tiếng chim hót líu lo, vua cũng bớt buồn và ngày ngày quấn quýt bên ta. Một ngày đẹp trời, nhà vua ân cần nói: Vàng ảnh vàng anh có phải vợ anh chui vào tay áo. Tất nhiên, ta chui vào tay áo người. Thấy vậy, cám tức giận lắm. Nó chạy về mách mẹ tìm cách giết ta. Lần này, Bụt cho ta biến thành hai cây xoan đào. Đúng lúc vua đi qua, những cành xoan rủ xuống khiến nhà vua thích thú. Ngày ngày người mắc võng ra đây nghỉ ngơi. Cám sinh nghi, lại đem chặt cây lấy gỗ làm thành khung cửi. Nhưng nó đâu biết rằng ta vẫn tồn tại. Nó sợ hãi khi nghe tiếng khung cửi kẽo kẹt: Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra. Cám bị một phen hoảng hồn, bèn chạy về mách mẹ. Mẹ nó bảo đốt quách khung cửi rồi đi đổ tro thật xa để được yên tâm.
Nhưng ta đâu dễ chết như vậy. Bụt lại cho ta biến thành cây thị. Chỉ một quả thị duy nhất thôi, làm thơm cả cây. Có bà cụ đi qua thấy thị thơm quá bèn giơ bị ra và lẩm bẩm: Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn. Thấy bà lão cũng hiền lành, lại ở một mình buồn tủi, ta bằng lòng về ở với bà. Nhưng bà không biết ngày ngày ta vẫn chui ra từ vỏ thị nấu nướng, quét dọn cho bà. Một ngày kia, ta bị bà phát hiện, bà vội xé vụn vỏ thị để ta không chui vào đó được nữa. Từ ấy, hai bà cháu sống với nhau đầm ấm, vui vẻ như hai mẹ con ruột thịt.
Một ngày đẹp trời, nhà vua đi ngang qua ghé vào chơi. Ta nhận ra Người nhưng làm sao có thể chạy đến bên người và nói rằng ta là Tấm. Lỡ vua không tin ta sẽ bị xử phạt chém đầu. Ta nghĩ một lát rồi ngồi têm trầu cho vua. Thật may, vua nhận ra cánh trầu mà chỉ có mình ta mới có cách têm như vậy. Hai vợ chồng nhận ra nhau, đoàn tụ sum vầy hạnh phúc.
Trở về cung, mẹ con Cám càng sợ hãi hơn khi giờ đây ta đã trở về là cô Tấm bằng xương bằng thịt. Biết không thể thoát khỏi tội chết, họ run rẩy không dám hé răng nửa lời. Nhà vua nói giao toàn quyền quyết định cho ta. Nghĩ cho cùng, dù hai mẹ con họ có tội lớn, đã hãm hại ta hết lần này đến lần khác nhưng dù sao đi nữa dì cũng là người đã cho ta ở cùng trong một căn nhà cho tới khi ta lớn và gặp được vua. Chính những đau khổ mà ta phải trải qua trong quá khứ đã cho ta có được một tương lai hạnh phúc như ngày hôm nay. Vì vậy, ta quyết định tha chết cho họ nhưng đuổi về quê sống làm dân thường.
Từ đó, hai mẹ con Cám không dám làm điều ác nữa, sống hòa thuận và chịu khó làm ăn. Còn ta và vua sống cũng rất hạnh phúc, đất nước thái hòa, muôn dân bình an.
Soạn bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử
Soạn bài cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bài văn có thể chia làm 3 đoạn. (1) Từ đầu đến « của thủ đô Hà Nội » : giới thiệu ...
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự. 1. Sự việc trong văn tự sự a. - Sự việc khởi đầu là (1). - Sự việc phát ...
Soạn bài giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
Soạn bài giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt. 1. Văn bản và mục đích giao tiếp a. Muốn biểu đạt tư ...
Soạn bài nhân hóa
Soạn bài nhân hóa I. Nhân cách hóa là gì? 1. Có 3 sự vật được miêu tả bằng những từ ngữ để gợi hoặc tả con người. (1) Ông trời mặc áo giáp đen ra trận. (2) Muôn ...
Tả một chú công nhân đang xây nhà
Đề bài: Tả một chú công nhân đang xây nhà. Hướng dẫn lập dàn ý I. Mở bài - Hàng ngày đến trường đi qua một công trường đang xây dựng. - Em gặp chú công nhân thợ ...
Phát biểu cảm nghĩ về bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thuý Lan
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài kí Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thuý Lan Bài làm Văn bản nhật dụng này cung cấp cho chúng ta những thông tin bổ ích ...
Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn liêu lưu kí) của nhà văn Tô Hoài. Bài làm 1. Ở ...
Soạn bài luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. LẬP LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG Lập luận trong đời sống là đưa ra luận cứ (chứng cứ) nhằm dẫn dắt người nghe, ...
Soạn bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI Câu 1: (Sgk. tr 26) - Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. ...